Từ lâu đã có nhiều người đặt câu hỏi là nền văn học mạng Việt Nam vì sao mãi vẫn chưa có nhiều tác phẩm bùng nổ như người bạn láng giềng Trung Quốc, cũng như lý do thị trường tiểu thuyết trực tuyến nước ta gần như  dậm chân một chỗ sau bao nhiêu năm...

NHỮNG SỐ LIỆU ẤN TƯỢNG

Năm 2018, có 21% trong tổng số 309 phim ăn khách Trung Quốc được chuyển thể từ tiểu thuyết mạng. Không dừng lại ở đó, con số này tăng lên 42% vào năm 2019, trong tổng số 100 phim truyền hình được cấp phép phát sóng.

Theo Hiệp hội Xuất bản Âm thanh - Video và Kỹ thuật số Trung Quốc, giá trị thị trường của văn học trực tuyến Trung Quốc trong năm 2020 xấp xỉ 25 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 3,92 tỷ USD) nhờ vào khoảng 29 triệu bộ truyện từ hơn 21 triệu tác giả được phát hành. Năm 2021, lượng độc giả trong nước chạm đến con số 506 triệu, với quy mô tổng thể thị trường đạt 41,57 tỷ Nhân dân tệ (6,4 tỷ USD), đánh dấu mức tăng trưởng hàng năm là 18,23%.

Đọc thêm: Top Truyện Đã Hoàn Cực Hay Trên Vietnovel Origin.

Không chỉ giới hạn ở thị trường trong nước, theo thống kê của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cùng năm, các tác phẩm văn học trực tuyến Trung Quốc đã thu hút hơn 100 triệu độc giả ở nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc ngày càng nhận ra tầm quan trọng của văn học mạng trong việc việc quảng bá văn hóa nước nhà ra toàn cầu. Do đó, nhiều công ty tiểu thuyết trực tuyến thi nhau mọc lên, thậm chí dần dần bước chân ra thị trường Quốc tế.

Vào tháng 1/2022, Weibo đưa tin Tấn Giang (một trong những diễn đàn tiểu thuyết mạng lớn nhất Trung Quốc) đang trong quá trình thử nghiệm phiên bản tiếng Anh.

VIỆT NAM CŨNG ĐÓN ĐẦU XU THẾ

Kể từ khi nước ta chính thức được cung cấp dịch vụ Internet từ ngày 19/11/1997, không thể phủ nhận tầm quan trọng của văn học mạng trong việc thay đổi diện mạo cũng như góp phần quảng bá văn học Việt Nam ra khắp thế giới.

Khi nhắc đến những tác giả tiểu thuyết nổi tiếng với nhiều tác phẩm được đăng tải trên Internet, ta có thể liệt kê một vài cái tên quen thuộc như: Đặng Thân, Đặng Thiều Quang, Nguyễn Phong Việt, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Song Hà,...  Trong nhiều năm trở lại đây, nước ta cũng đã dần hình thành một thế hệ các tác giả văn học trực tuyến mới (thuộc nhiều thế hệ từ 7X cho tới 10X) - những người hiểu rõ sức mạnh của Internet, cũng như thành công trong việc sử dụng các trang web và blog cá nhân để truyền tải sáng tác của mình, chẳng hạn như Nguyễn Nhật Long, Nguyễn Đình Tùng, Tịch Dương, Quỳnh Lâu Ngọc Vũ, Phạm Trung Hiếu,... Đây đều là những tên tuổi "from zero to hero", với xuất phát điểm từ mạng xã hội và dần dần khẳng định được vị thế của mình, cũng như góp phần đáng kể vào dòng chảy văn học Việt Nam đương đại.

Bộ năm tiểu thuyết của tác giả Hồng Sakura đã được Sbooks tái bản tháng 5/2022.

Đọc thêm: Đề Cử Top Truyện Ngôn Tình Sáng Tác Việt 2022

Dĩ nhiên, chúng ta cũng ghi nhận sức ảnh hưởng khá đáng nể của văn học trực tuyến đối với nền điện ảnh nước nhà. Trong đó, những tiểu thuyết có tiếng đã và đang được chuyển thể thành phim điện ảnh & chiếu rạp như: “Bạch Mã hoàng tử” (Hồng Sakura), Chỉ Có Thể Là Yêu (Hân Như), hay gần nhất là Tết Ở Làng Địa Ngục (Thảo Trang),... Nhưng nhìn chung, những tác phẩm gây được sức ảnh hưởng như thế chỉ chiếm số lượng cực kỳ nhỏ giọt.

Poster phim “Tết Ở Làng Địa Ngục”.

LỐI ĐI NÀO CHO VĂN HỌC TRỰC TUYẾN VIỆT NAM?

Theo như nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, lý do chính cho việc nền văn học Việt Nam dậm chân tại chỗ trong nhiều năm, ấy là vì thế hệ các tác giả hiện nay còn quá thiếu tính chuyên nghiệp. Quan trọng hơn, chúng ta không có một thứ gọi là "tư duy lớn", do chủ yếu chịu ảnh hưởng từ các dòng văn học xu thế nước ngoài (cụ thể là Trung Quốc).

Đọc thêm: Đề Cử Top Truyện Đam Mỹ Sáng Tác Năm 2022

Tuy nhiên, sẽ là quá khắt khe và phiến diện khi cho rằng các tác giả xuất thân từ mạng Internet không đủ cái "tầm" để được gọi là nhà văn thực thụ, và rằng nền văn học Việt Nam quá thua kém Trung Quốc nên không thể so sánh về bất kỳ phương diện nào. Phải, chúng ta vẫn còn nhiều thiếu xót, thế nhưng chúng ta chưa từng ngừng phát triển và hoàn thiện! Chưa khi nào Việt Nam được chứng kiến một nền văn học trẻ trung, sôi nổi nhiệt huyết, và không ngừng đổi mới như lúc này. Chúng ta có những tác giả theo đuổi những thể loại "khó khằn" như trinh thám, huyền huyễn, khoa học giả tưởng,... Nhưng bên cạnh đó, vẫn có không ít các tác giả nối tiếp truyền thống cha ông với những tác phẩm lịch sử, dã sử,... vô cùng đồ sộ và chỉn chu.

Đọc thêm: Review Truyện Sáng Tác “Trường Hận” - Câu Chuyện Về Chốn Hoàng Cung Trùng Trùng Hiểm Nguy

Thật không ngoa khi khẳng định: hiện nay có vô số tác giả Việt trẻ, tiềm năng và đủ sức sánh ngang với nền văn học trực tuyến nước bạn. Tất cả những gì họ cần chỉ là được độc giả phát hiện mà thôi. Liệu chúng ta có muốn trao cho họ một cơ hội để tỏa sáng?

Đừng quên LIKE và FOLLOW Fanpage Vietnovel OriginNhóm tác giả Tinh Hội để cập nhập thông tin về việc viết lách và sáng tác các bạn nhé!