Có thể cho rằng ngay từ khi con người phát minh ra chữ viết thì sau đó cũng là lúc văn học được chào đời. Lịch sử văn học luôn gắn liền với lịch sử văn minh của nhân loại. Bắt nguồn từ nền văn học Ai Cập cổ đại với nền văn học Sumerian, văn học đã từng bước phát triển và dần trở thành một trong những thứ quan trọng nhất trong lịch sử của con người.

Văn học hay ngữ văn (gọi tắt là văn) theo cách nói chung nhất, là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thì văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường. Trong các định nghĩa hiện đại hơn, văn học bao hàm cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên (văn học truyền miệng). Sự phát triển trong công nghệ in ấn đã cho phép phân phối và phát triển các tác phẩm chữ viết, và tạo ra loại văn học điện tử.

Văn học có thể phân loại thành: hư cấu hoặc phi hư cấu (theo nội dung), và thơ hoặc văn xuôi (theo hình thức). Thể loại văn xuôi có thể phân loại tiếp thành tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch bản. Các tác phẩm văn học có thể được phân loại theo từng giai đoạn lịch sử được nhắc đến, hoặc một số thể loại nội dung hoặc hành văn đặc thù (bi kịch, hài kịch, lãng mạn, gợi tình,...)

Tiểu thuyết là một trong các thể loại văn xuôi của văn học, có số lượng tác phẩm khá lớn trong tổng số các thể loại khác. Là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.

Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.

Có thể kể đến một vài tác giả tiêu biểu của thể loại này như: Victor Hugo (Những Người Khốn Khổ); J.D Salinger (Bắt Trẻ Đồng Xanh); Margaret Mitchell (Cuốn Theo Chiều Gió); Emily Bronte (Đồi Gió Hú); Phùng Quán (Tuổi Thơ Dữ Dội); Gabriel Garcia Marquez (Trăm Năm Cô Đơn);...

Tiết Lộ Cách Khiến Tác Giả Trở Nên Chuyên Nghiệp Hơn

Với những khác biệt của tiểu thuyết về đề tài (tình yêu, xã hội, chính trị, lịch sử, triết lý, giả tưởng v.v.), dung lượng, mức độ kịch tính, các nguyên tắc kết cấu-cốt truyện, phương thức trần thuật, có thể thấy một số điểm nhấn về phong cách, dễ thấy nhất là đem tính nội dung trực tiếp của tiểu thuyết ôm trùm toàn bộ mọi thành tố cốt truyện, khi đó tình tiết rắc rối sẽ trở thành phương tiện phản ánh xung đột giữa cá nhân và xã hội, trở thành động lực thúc đẩy hành động của nhân vật, giúp tăng cường vai trò cấu tạo của cốt truyện cho tác phẩm. Tạo được kịch tính cho trần thuật, sự rắc rối sẽ chi phối cả sự phát triển của mâu thuẫn nào đó xuất phát điểm đến phương thức giải quyết, cả tiến trình lẫn các thành phần của những biến cố cốt truyện và thậm chí cả bản thân các "chìa khóa" kết cấu tác phẩm.

Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Bản Quyền Truyện Sáng Tác Hiệu Quả?

Đặc trưng của một tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu có thể kể đến như: Tính chất văn xuôi, nghệ thuật kể chuyện, khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực, hư cấu nghệ thuật, tính đa dạng về sắc độ thẩm mỹ, bản chất tổng hợp.

Tác giả trẻ Việt Nam từng có một thời gian bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa của các nước láng giềng quá lâu, khiến cho các tác phẩm thời đó luôn bị một màu, cốt truyện phi lý, nhân vật hoang tưởng và tổng thể khó chấp nhận. Những tác phẩm đó hay bị châm chọc và gọi chung là “Teenfic”, tuy hiện tượng này vẫn còn rất nhiều nhưng cũng đã giảm bớt đáng kể so với thời kì đầu.

Dạo quanh các diễn đàn hay trang web chuyên đăng các tác phẩm của tác giả Việt như Vietnovel Origin, chúng ta có thể thấy được rất nhiều thể loại khác nhau đã và đang được các tác giả trẻ khai thác rất tốt. Từ các câu chuyện tình yêu lứa đôi tới các đề tài nặng đô hơn như mạt thế, dã sử,... đều có những tác phẩm rất tốt và được đầu tư kỹ lưỡng từ mặt hình thức đến nội dung. Có thể đề cử một số truyện trên Vietnovel Origin như: Dị Giới Ngụy Tượng: Việt Nam Dị Truyện Ký (xuyên không, dị giới, linh dị, huyền ảo); Ái Độc (huyền huyễn, ngôn tình, cung đấu); Tiếng Súng (truyện ngắn, trinh thám);... Tất cả đều cho thấy tư duy của các tác giả trẻ đang dần tiến bộ, bỏ xa các lối mòn cũ, tìm cho mình một con hướng phát triển riêng biệt và thành công.

Review Truyện Việt Nam Chất Ngất Ngây - Hộ Thiên Thần Giáo

Chúc cho các tác giả trẻ Việt Nam sẽ ngày càng thành công và sáng tác được nhiều tác phẩm, đóng góp cho nền văn học Việt Nam cũng như thế giới.