Review Truyện Sáng Tác Việt: Mỵ CHÂU HUYỀN SỬ - Truyền Thuyết Có Bao Nhiêu Phần là Đúng?
Việt Nam là một đất nước có hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Bên cạnh các chiến công hào hùng của các bậc vĩ nhân trong việc bảo vệ bờ cõi đất nước, chúng ta cũng có nhiều tác phẩm văn học đa dạng từ thể loại đến chủ đề. Một trong số đó có thể kể đến truyền thuyết, một trong những thể loại văn học Việt Nam xuất hiện từ rất sớm nhưng cũng có vị trí rất cao và cũng là một trong những tiền đề cho văn học Việt Nam sau này.
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
Việt Nam có rất nhiều truyền thuyết, tiêu biểu có thể kể đến như Lạc Long Quân và Âu Cơ; Sơn Tinh – Thủy Tinh; Thánh Gióng; Trọng Thủy – Mị Châu; ngoài ra còn có hệ thống phân chia theo các thời kì:
Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh -Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám...
- Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257 TCN-208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...
- Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là sự suy sụp của các triều đại phong kiến. Các truyền thuyết của thời kỳ nầy gồm các nhóm sau đây:
- Anh hùng chống ngoại xâm: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...
- Danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Trạng Trình...
- Lịch sử địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích Núi Ngũ Hành...
- Anh hùng nông dân: Chàng Lía, Quận He, Ba Vành...
- Anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ: Chàng Lía, Lê Văn Khôi...
Trong đó thân thuộc nhất vẫn là truyền thuyết Trọng Thủy – Mị Châu kể về mối tình đẹp nhưng nhuốm đầy sự hận thù và mưu đồ chính trị.
Theo Đại Việt sử lược - Quyển I: "Những biến đổi đầu tiên":
Cuối đời nhà Chu -Trung Quốc, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi rồi lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, lấy hiệu là An Dương vương, rồi không cùng với nhà Chu thông hiếu nữa. Cuối đời nhà Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng quận rồi xưng Vương đóng đô ở Phiên Ngung, đặt quốc hiệu là Việt, tự xưng là Võ Vương lại gọi Võ Hoàng.
Lúc bấy giờ An Dương Vương có thần nhân là Cao Lỗ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra mười mũi tên, dạy quân lính muôn người. Võ Hoàng biết vậy bèn sai con là Thủy tức Trọng Thủy xin sang làm con tin để thông hiếu. Sau An Dương Vương đãi Cao Lỗ hơi bạc bẽo. Cao Lỗ bỏ đi; con gái vua là Mỵ Châu lại cùng với Thủy tư thông. Thủy phỉnh Mỵ Châu mong được xem cái nỏ thần, nhân đó phá hư cái lẫy nỏ rồi sai người trình báo với Võ Hoàng. Võ Hoàng lại cất binh sang đánh. Quân kéo đến, An Dương vương lại như xưa là dùng nỏ thần thì nỏ đã hư gãy, quân lính đều tan rã.
Võ Hoàng nhân đó mà đánh phá, nhà vua ngậm cái sừng tê đi xuống nước. Mặt nước cũng vì ngài mà rẽ ra. Đất nước vì thế mà thuộc nhà Triệu.
Đó là những gì chúng ta đã được đọc trong sách giáo khoa, vậy nếu tự mình viết lại truyền thuyết này bạn sẽ lựa chọn kết cục nào cho chuyện tình đầy bia ai và thấm đẫm nước mắt này?
Hãy cùng đến với tác giả Giấc Mơ cùng bộ truyện sáng tác Mỵ Châu Huyền Sử để hiểu sâu hơn về một đoạn trường ca hùng tráng nhưng không kém phần trữ tình. Đồng hành cùng công chúa Mị Châu trong hành trình lớn lên và trở thành một nàng công chúa xinh đẹp, dũng cảm và ngoan cường hơn. Mỵ Châu Huyền Sử nơi những nhân vật bị bỏ quên trong truyền thuyết đã được Giấc Mơ tái hiện lại một lần nữa cùng với những vai trò rõ ràng và quan trọng hơn, giúp chúng ta hiểu hơn về một giai đoạn hào hùng của dân tộc và có cái nhìn khác hơn về nàng công chúa bạc mệnh này.
REVIEW Truyện sáng tác Việt: TÁI SINH – ĐẶC SẮC TRONG CÁCH XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
Mỵ Châu Huyền Sử đã đang ra tới chương mười bốn và nhận được rất nhiều bình luận và đề cử tích cực. Ngoài ra truyện còn giành được giải quán quân cho event truyện sáng tác Việt Nam Đề Cử Truyện Hay Được Treo Bìa Ngay tại Vietnovel Origin. Hãy cùng theo dõi bộ truyện này cùng những bộ truyện sáng tác khác cực hay trên Vietnovel Origin bạn nhé!
Đừng quên LIKE và FOLLOW