Truyện Ngắn Lặng - Một Bi Kịch Giữa Đời Thường

Biết bao nhiêu tin tức nói về những cuộc mua bán nội tạng, nạn buôn người, mẹ bán con gái vì tiền... Và vô số những bi kịch khác xuất phát từ lòng tham của những kẻ tội đồ với lòng tham không đáy. Đến với Lặng - Sáu chương truyện sẽ đưa bạn đi xuyên qua cuộc đời của một cô gái chỉ mới mười lăm tuổi, là nạn nhân của buôn người.

Từ khi truyện Thúy Kiều ra đời, hoặc ít hoặc nhiều nhà nào có con gái đều hiếm khi đặt cho bé cưng nhà mình cái tên này. Vì chả hiểu vì sao, cái tên như vận vào đời của những người thiếu nữ vô số thăng trầm và bi ai khó nói hết. Và Kiều trong tập truyện ngắn Lặng cũng vậy. Cứ ngỡ gia đình hạnh phúc của cô cứ thế mãi kéo dài, thế nhưng  trớ trêu thay. Mọi thứ sụp đổ từ khi cha Kiều mất vì tai nạn nghề nghiệp!

Kiều vốn là một bé gái được sinh ra trong gia đình tuy không khá giả là mấy nhưng lại đủ đầy từ tình cảm cho tới vật chất. Cha cô là một thợ điện có kinh nghiệm, tuy nhiên mỗi ngày ông đều phải đối mặt với nỗi hiểm nguy tiếp xúc gần như bằng da bằng thịt với mình. Còn mẹ cô là chủ một quán nước nhỏ khá khẩm, có lượng khách lui tới nhất định. Tuy không phải giàu sang phú quý gì cho cam, Kiều vẫn có một cuộc sống vô cùng vui vẻ hạnh phúc. Đặc biệt, cha cô còn hết mực yêu thương con mình. Trái ngược với việc mẹ luôn bắt Kiều phải học hành cho tốt thì cha cô lại ủng hộ sở thích vẽ vời vốn là thứ vô bổ trong mắt rất nhiều bậc phụ huynh thời ấy.

Về phần ông Khánh, ông là người phải thường xuyên đối mặt với nguy hiểm khi phải luôn tiếp xúc với thứ năng lượng chết người tàn khốc bậc nhật hành tinh này- Điện. Mỗi ngày đi làm với ông là một canh bạc, ông đặt phân nửa tính mạng của mình cho thần chết, phân nửa còn lại là con bé Kiều ngoan ngoãn và người vợ đảm đang, chung thuỷ. Nhiều người bảo ông rằng sao không về nhà phụ vợ cớ sao phải đánh cược tính mạng mình như thế. Nhưng ông chỉ mĩm cười cho qua vì đáp án dường như đã nằm đâu đó bên trong phần nghĩa bóng của câu hỏi. Một người đàn ông mạnh khoẻ, còn tay còn chân cớ gì phải về bám váy phụ nữ. Hơn nữa ông muốn chia sẻ gánh nặng với người vợ. Ông và bà Giang đều ăn học không cao nên khi có con ước muốn duy nhất là con gái của mình phải thật tài giỏi.

Có điều hạnh phúc không tròn gang, vào một ngày bất ngờ, cha Kiều mất. Hẳn câu sinh nghề tử nghiệp được dùng với trường hợp này là vô cùng chính xác. Cha Kiều sống là thợ điện và mất cũng vì điện. Từ đó, cuộc đời Kiều như bước sang một trang sách mới hoàn toàn. Mà rằng trang sách ấy là trắng hay đen họa chăng chỉ có ông trời mới biết!

Cha mất chưa được bao lâu thì mẹ Kiều dọn sạch đồ đạc, dắt Kiều tới ở với chú Sơn, người yêu của mẹ. Kiều vốn là một cô gái hiểu chuyện, cô biết mẹ cô cần đi  bước nữa và  gần như mẹ đã sống cả đời vì cô. Kiều không thể tiếp tục làm cục đá cản đường bà. May mắn thay, chú Sơn đối xử với Kiều rất tốt, cũng khiến Kiều bớt tủi hổ hơn khi phải xa mái trường, xa quê hương, nơi đã gắn bó cả tuổi thơ cô.

Nhưng rồi thời gian qua đi, tôi dần quen với điều đó. Tôi cũng biết rằng chú Sơn chính là người tiếp theo mà mẹ chọn sau sự ra đi của cha. Tình cảm! Không ai có thể quyết định hộ người khác được, tôi không thể nào ngăn cản mẹ mình quen chú Sơn chỉ vì chú Không phải cha mình. Ở trong căn nhà này tôi vẫn được yêu thương. Chú Sơn rất có cảm tình với tôi,chú biết là tôi thấy không thoải mái hay nói đúng hơn là ái ngại khi đối mặt với chú nên ông luôn thể hiện tình cảm của mình bằng những hành động nhỏ như: Chú biết tôi thích vẽ tranh nên hay mua giấy và viết chì để ở bàn học của tôi, chú còn tỉ mỉ đóng khung những bức tranh của tôi vẽ ra, chú hay tưới nước cho bình hoa của tôi,... Nhưng tôi không tài nào hiểu nổi mình lại luôn có cảm giác xa lạ, nhìn những cử chỉ đó làm tôi liên tưởng đến cha,nhưng chú không phải cha! Nếu để nói sự khác nhau của chú Sơn và cha, chỉ bốn chữ thôi "máu mủ ruột thịt".

Chỉ là Kiều không hề biết, những bình yên trước mắt chỉ là tảng băng mỏng che đi thứ chất bẩn nhày nhụa đen tối phía dưới chân cô mà thôi. Cũng chẳng biết ông trời có mắt hay chăng mà để Kiều phát hiện ra sự thật đằng sau cái chết của cha cô. Từ đó cuộc đời Kiều như bước sang một trang khác.

Một cô gái chỉ mới mười lăm tuổi, vốn dĩ phải được tắm mình trong ánh nắng mặt trời mỗi ngày và tươi cười rạng rỡ bên cạnh gia đình, bạn bè, thực hiện hoài bão ước mơ. Nay bị nhốt trong căn hầm tôi đen chật chội suốt một thời gian dài. Và có lẽ, khoảng thời gian bị nhốt dưới căn hầm chính là giây phút bình yên còn xót lại trước khi dông bãi ập tới đời cô.

Tên râu ria kia ăn nói giọng điệu vừa to vừa khàng, bậm trợn, làm cho mọi người xung quanh đều ru rú, lo lắng. Bỗng, hắn lôi một cô gái, người tầm hai mươi lăm tuổi, lên chiếc ghế nha khoa, hai tên to con từ phía sau tiến đến phụ khống chế cô gái đưa lên ghế. Hắn dùng một dụng cụ cố định miệng cô gái, tiêm thuốc mê. Tiếp đó, hắn cầm con dao "kéo" một đường từ trái sang phải trên lưỡi cô gái. Máu tuôn ra rất nhiều, đỏ cả chiếc áo cô gái kia đang mặc. Tay hắn cầm chiếc lưỡi, mặt nghênh ngang quay lại.

Lặng được tác giả Hải Đăng viết cực kỳ xúc tích, phần đầu câu chuyện được kể với ngôi thứ ba nhưng gần giữa truyện lại được kể ở ngôi tôi. Từ đó khiến người đọc có cảm nhận tốt hơn về tâm lý nhân vật cũng như những cảm xúc, dằn vặt và tình yêu thương vô bờ bế của Kiều dành cho cha, của cha Kiều dành cho cô con gái bé nhỏ của mình. Và may mắn thay, gần nữa câu chuyện là bi kịch nhưng truyện vẫn có một cái kết cực kỳ có hậu. Hãy đọc Lặng được đăng tại Vietnovel.com ngay để biết Kiều đã phải trải qua những ngày tháng tăm tối địa ngục thế nào nhé!